Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Athena chia sẻ: "Hiện nay các doanh nghiệp không biết nhờ ai tư vấn về an ninh mạng, nhất là khi muốn có cảnh báo sớm. Trong khi đó thời gian qua, nhiều tổ chức, đơn vị thông báo dữ liệu của mình bị đánh cắp , bị rò rỉ ra bên ngoài, bị đối thủ cạnh tranh xâm nhập xóa dữ liệu trong một thời gian dài mà không biết, chỉ đến khi khủng hoảng xảy ra thì mới biết mình bị xâm nhập. Những sự cố này đã gây thiệt hại lớn về uy tín, bí mật kinh doanh, tài chính... Và khi sự cố xảy ra, dù các đơn vị này có liên lạc và nhờ Athena hỗ trợ khắc phục thì Athena cũng không thể nào khôi phục được trạng thái ban đầu những dữ liệu bị mất, bị rò rỉ ra bên ngoài..."
" alt=""/>Thêm địa chỉ kiểm định an toàn thông tin mạng miễn phí cho doanh nghiệpHệ thống của Vietnam Airlines có thể đã bị hacker xâm nhập từ giữa 2014
Chiều ngày 1/8/2016, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đã phát ra thông cáo báo chí đánh giá tình tình an toàn thông tin tháng 7/2016.
VNISA nhận định, cuộc tấn công mạng của hacker vào hệ thống thông tin của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Cụm cảng hàng không sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất chiều ngày 29/7/2016 là cuộc tấn công mạng có chuẩn bị công phu (sử dụng mã độc không bị nhận diện bởi các các phần mềm chống virus); xâm nhập cả chiều sâu (kiểm soát cả một số máy chủ quan trọng như cổng thông tin, cơ sở dữ liệu khách hàng) và chiều rộng (nhiều máy tính ở các bộ phận chức năng khác nhau, vùng miền khác nhau đều bị nhiễm); phát động tấn công đồng loạt và có liên quan tới các sự kiện kinh tế, chính trị.
Đặc biệt, thông cáo của VNISA cũng đưa ra nhận định, đến thời điểm này có thể khẳng định cuộc tấn công vào hệ thống Vietnam Airlines là dạng tấn công APT, có chủ đích rõ ràng, được chuẩn bị kỹ lưỡng, diễn tiến kéo dài trước khi bùng phát vào ngày 29/7/2016. “Có dấu hiệu cho thấy có thể hệ thống đã bị tin tặc xâm nhập từ giữa năm 2014. Tuy nhiên mã độc sử dụng trong đợt tấn công hoàn toàn mới, được thiết kế riêng cho cuộc tấn công ngày 29/7 và đã vượt qua được các công cụ giám sát an ninh thông thường (như các phần mềm chống virus)”, VNISA cho hay.
Theo phân tích của VNISA, cuộc tấn công diễn ra trên diện rộng với 2 điểm chính là cảng hàng không Nội Bài và Tân Sơn Nhất cùng với nhiều sân bay nhỏ khác cũng bị ảnh hưởng do hệ thống CNTT phục vụ khách hàng được kết nối liên thông với nhau. Ngoài ra, website của Vietnam Airlines và Hệ thống điều khiển màn hình, loa phát thanh của các sân bay trên cũng bị xâm nhập và thay đổi dữ liệu.
Thông cáo mới công bố của VNISA cho biết thêm: “Cần nói rõ là những dấu vết để lại hiện trường chưa đủ cơ sở để kết luận chính xác đối tượng tấn công là ai. Tuy nhiên có thể khẳng định đối tượng am hiểu hệ thống CNTT của các cụm cảng hàng không cả ở mức cấu trúc thông tin lẫn cơ chế vận hành thiết bị và có ý định khống chế vô hiệu hóa hoàn toàn dữ liệu hệ thống”.
Đại diện VNISA khẳng định, cùng với các cơ quan chức năng, các thành viên VNISA cùng với đội ngũ chuyên gia an ninh mạng của nhiều đơn vị, tổ chức ở Việt Nam vào cuộc đã bước đầu xác định được tác nhân chính (mã độc) phá hoại hệ thống, xác định cửa hậu backdoor đã bị khai thác từ khá lâu trước thời điểm phát động tấn công. Đội ngũ chuyên gia cũng đưa ra các phương án xử lý mã độc, khôi phục hoạt động hệ thống và từng bước đánh giá đề xuất các giải pháp ngăn chặn sự cố tương tự có thể xảy ra trong tương lai, tìm hiểu rà soát tổng thể hệ thống.
Đồng thời với công tác xử lý sự cố tại Vietnam Airlines, Trung tâm VNCERT thuộc Bộ TT&TT đã ra thông báo hướng dẫn khá cụ thể cho các tổ chức doanh nghiệp về những công việc cần thực hiện để nâng cao mức độ an toàn của mạng máy tính, đề phòng các tấn công tiếp theo có thể xảy ra.
VNISA cũng lưu ý, do công việc khá nhiều và không đơn giản khi thực thi, các tổ chức cần xem xét những khuyến cáo của VNCERT và dựa trên tình hình cụ thể của đơn vị mình để có kế hoạch thực hiện theo các mức độ ưu tiên khác nhau. Đây cũng là lúc chúng ta cần phải xác định rõ công tác đảm bảo An toàn thông tin là một công việc cần có sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo cấp cao nhất của tổ chức, doanh nghiệp, chứ không chỉ là công tác thuần túy kỹ thuật của bộ phận CNTT vì chỉ với sự tham gia của lãnh đạo thì việc huy động nhân sự, thời gian, vật lực để thực hiện các biện pháp bảo vệ kỹ thuật và phi kỹ thuật mới có thể được thực thi.
Những bài học từ sự cố an ninh của hệ thống Vietnam Airlines
Mặt khác, VNISA cho rằng, qua bài học sự cố tại Vietnam Airlines và cụm cảng hàng không, các hệ thống thông tin tương tự Vietnam Airlines như hệ thống đảm bảo hạ tầng điện nước; hệ thống quản lý nhà nước có ứng dụng CNTT như hải quan, thuế, tài chính ngân hàng, dịch vụ công điện tử; giao thông vận tải và cấp thoát nước; các hệ thống viễn thông, … cần được rà soát qua nhằm tăng cường khả năng phát hiện sớm mã độc đang âm thầm hoạt động thông qua các hành vi bất thường.
" alt=""/>Vietnam Airlines có thể bị hacker xâm nhập từ năm 2014Theo thông tin trên website xuất nhập khẩu Zauba của Ấn Độ, Samsung đã đem một số sản phẩm chip mới nhất của hãng đến quốc gia này để thử nghiệm. Sản phẩm được nhắc đến ở đây chính là loại chip Exynos 8895.
Chipset hàng đầu hiện nay của Samsung là Exynos 8890 đang được Samsung sử dụng cho Galaxy S7 và Galaxy S7 Edge. Nhiều tin đồn cho rằng Exynos 8893 sẽ xuất hiện trên chiếc Galaxy Note 7 nhưng có vẻ điều này là không chính xác. Một video quảng cáo về sản phẩm Galaxy Note 7 vừa xuất hiện ngày hôm qua cho thấy thiết bị này sẽ chỉ sử dụng chip Exynos 8890 mà thôi.
Exynos 8895 cũng tượng tự như con chip Snapdragon 821 của Qualcomm được giới thiệu hồi đầu tháng này. Mặc dù vẫn chỉ sử dụng CPU 4 lõi Kryo “cây nhà lá vườn” nhưng tốc độ xung nhịp của sản phẩm này sẽ cao hơn 10 – 25% so với Snapdragon 820. Xét về chi tiết, so với Snapdragon 820, tốc độ xung nhịp của các lõi hiệu năng cao trên Snapdragon 821 tăng từ 2,2GHz lên 2,4GHz còn các lõi tiết kiệm pin tăng từ 1,6GHz lên 2,0GHz. Sản phẩm chip cao cấp tiếp theo của Qualcomm dự kiến sẽ có tên Snapdragon 830.